Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Trung Quốc "khoe" lực lượng tên lửa bí mật


Trung Quốc khoe khoang lực lượng tên lửa bí mật
Một tên lửa của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

(TNO) Trung Quốc đã vén bức màn bí mật về lực lượng tên lửa chiến lược và mô tả đó là át chủ bài của nước này, giữa lúc đang có nhiều căng thẳng với các nước láng giềng cũng như những biến chuyển tại Thái Bình Dương.

Quân đoàn Pháo binh số 2 (Đệ nhị pháo binh - tức Lực lượng tên lửa chiến lược) là đơn vị bí mật nhất của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), phụ trách tên lửa quy ước và hạt nhân. Đây là một trong bốn quân chủng của PLA, cùng với hải quân, lục quân và không quân.
Các sĩ quan tại Quân đoàn Pháo binh số 2 đã giới thiệu những hình ảnh hiếm hoi về hoạt động của họ bằng cách mời các nhà báo từ những cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đến tham quan đại bản doanh của họ ở gần Bắc Kinh cách đây vài ngày.
Theo tờ The Hindu, phát biểu của các sĩ quan này phản ánh cảm giác ngày càng tự tin sau khi một trung tướng của PLA tuyên bố cách đây vài ngày rằng: Trung Quốc có năng lực “đánh trả” trước thông báo của Mỹ về việc chuyển dịch 60% hạm đội đến Thái Bình Dương.
Tiêu điểm trong chuyến tham quan của các nhà báo Trung Quốc là Lữ đoàn tên lửa quy ước số 1 - đơn vị được thành lập vào năm 1993 - song rất ít người có cơ hội tận mắt chứng kiến hoạt động của họ.
Lữ đoàn tên lửa quy ước số 1 lần đầu tiên thu hút sự chú ý của công chúng vào năm 1995, khi Trung Quốc thông báo PLA sẽ thử tên lửa ngoài khơi. Sáu tên lửa đã được bắn đi trong một tuần và đều trúng vào mục tiêu.
Mùa xuân năm tiếp theo, lữ đoàn này bắn thêm bốn tên lửa trong một cuộc thử nghiệm khác. Lần này, tất cả cũng đều trúng mục tiêu, theo tờ China Daily.
Cuộc thử nghiệm thông báo cho thế giới biết rằng: Trung Quốc có cả đơn vị tên lửa hạt nhân và quy ước, do đó củng cố hệ thống răn đe của nước này.
Trước đó, Trung Quốc chỉ có các đơn vị tên lửa hạt nhân. Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1990 đã giúp các lãnh đạo của họ nhận ra rằng tên lửa quy ước đóng vai trò lớn hơn trong chiến tranh hiện đại.
“Các tên lửa quy ước là át chủ bài trong chiến tranh hiện đại. Vì thế, chúng tôi phải sẵn sàng bất kỳ lúc nào. Chúng tôi phải có khả năng phản ứng nhanh để tấn công, bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao và tiêu diệt chúng hoàn toàn”, ông Đàm Vệ Hồng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tên lửa quy ước số 1 nói với tờ China Daily.
Ông này bổ sung rằng tất cả 114 tên lửa mà lữ đoàn của ông bắn từ trước đến nay đều trúng mục tiêu.
Các sĩ quan tiết lộ, mỗi năm lữ đoàn dành 1/3 khoảng thời gian ở ngoài căn cứ, thử nghiệm các thiết bị phóng tên lửa trong những địa hình khác nhau, từ vùng rừng rú ở phía nam Trung Quốc đến các cao nguyên lộng gió phía tây bắc ở khu tự trị Tây Tạng.
Ông Đàm nói lữ đoàn này đã phát triển một hệ thống điều khiển mới “thay thế hệ thống cũ vốn dựa trên các khẩu lệnh” nhằm củng cố năng lực phóng tên lửa hàng loạt.
“Hệ thống mới có thể tiến hành phóng một loạt tên lửa trong cùng thời điểm, điều không thể làm được trong quá khứ”, tờ China Daily hôm 11.6 trích lời viên sĩ quan.
Vào hôm 9.6, trung tướng Nhậm Hải Tuyền, người dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la ở Singapore - nơi Mỹ thông báo chiến lược hướng sang Thái Bình Dương tuyên bố: Trung Quốc đã tăng cường năng lực nhằm “đánh trả” mọi mối đe dọa đến lợi ích cơ bản của nước này.
Dù nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “không tấn công trừ khi bị tấn công”, ông Nhậm nói: “Chúng tôi vẫn đối mặt với một tình hình rất phức tạp, đôi khi khốc liệt. Chúng tôi sẽ chuẩn bị cho mọi sự phức tạp, như câu nói: Hành động cho điều tốt đẹp nhất và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”.
Sơn Duân

Sáp nhập MobiFone và VinaPhone đã "nằm trong lộ trình"


Sáp nhập hai công ty di động MobiFone và VinaPhone trực thuộc Tập đoàn VNPT nằm trong lộ trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước. Vấn đề tái cơ cấu VNPT đang đợi Thủ tướng phê duyệt chính thức.

Đó là trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (TT - TT) Nguyễn Bắc Son, liên quan đến vấn đề sáp nhập hai công ty di động MobiFone và VinaPhone trực thuộctập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Bộ trưởng Bộ khẳng định, đây là vấn đề thuộc lộ trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. Theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Chỉ thị 03 của Thủ tướng Chính phủ tháng 1/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đang quán triệt triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty do Bộ quản lý, trong đó, có tập đoàn VNPT, với hai mạng viễn thông  là MobiFone và VinaPhone. Theo Bộ trưởng, đây là yêu cầu cần thiết vì hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sau thời gian thí điểm vừa qua.
Vấn đề sáp nhập Mobifone và Vinaphone đang chờ phê duyệt của Thủ tướng. (Ản: TT)
Vấn đề sáp nhập Mobifone và Vinaphone đang chờ phê duyệt của Thủ tướng. (Ản: TT)
“Vai trò của các tập đoàn, tổng công ty thể hiện rất rõ đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP, giải quyết việc làm. Đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty đã ứng dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, bên cạnh những tích cực đạt được các tập đoàn, tổng công ty của cả nước trong quá trình thí điểm đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức, đầu tư, quản lý, vận hành hoạt động của mình. Chính vì vậy VNPT như các công ty truyền thông cũng nằm trong đối tượng để tái cấu trúc trong thời gian tới.Bởi đây là quá trình tái cấu trúc rất quan trọng, góp phần tạo nên những “quả đấm thép” của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường, góp phần khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cũng phải tuân theo lộ trình, không quá nhanh nhưng cũng không thể để chậm trễ” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trước thực trạng số lượng thuê bao di động ngày càng tăng nhưng cũng kéo hệ lụy là tình trạng sim rác ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây lãng phí nguồn tài nguyên số, Bộ trưởng nhìn  nhận: hiện Việt Nam có 88 triệu dân nhưng có tới 130 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 122 triệu là trả trước, 8 triệu là trả sau. Thực trạng này khá ngược so với thế giới, khi các nước quy định rất chặt chẽ, phức tạp về việc sở hữu sim trả trước. Để cạnh tranh và thu hút thuê bao, thị trường viễn thông đã diễn ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi nhà mạng thi nhau hạ giá, lách luật tạo mọi điều kiện để sim “ma” phát triển .
“Nhằm ngăn chặn nạn sim rác, Thông tư do Bộ TT- TT đã ban có hiệu lực từ 1/6 đã quy định rõ, tất cả mọi người muốn sử dụng dịch vụ sim trả trước phải có chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu và trong thời hạn 72h mà không kích hoạt thì sim sẽ bị khóa, nghiêm cấm sử dụng chứng minh thư của người khác để mua sim hoặc dùng chứng minh thư của mình mua sim cho người khác…Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn không ít nhà mạng và đại lý vi phạm quy định” - Bộ trưởng nói.
Thanh Trầm

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Lộ chiêu “lỗ giả lời thật”

TT - Sau TP.HCM, Lâm Đồng, mới đây tại Bình Dương lại “lòi” ra thêm hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ lỗ thành lãi sau khi cơ quan thuế đẩy mạnh hoạt động chống chuyển giá.

Dù đã bị “điểm mặt chỉ tên” nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách biện bạch cho lý do “lỗ giả” của mình.

Tăng 33 lần nhưng vẫn lỗ

Theo hồ sơ của Cục Thuế Bình Dương, Công ty TNHH Sung Shin Vina (Hàn Quốc) có trụ sở tại Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước 2, Bến Cát, Bình Dương, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007-2010 liên tục báo cáo lỗ. Số lỗ lũy kế đã lên đến hơn 55 tỉ đồng trong bốn năm. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ dù liên tục thua lỗ nhưng doanh nghiệp (DN) này lại liên tục mở rộng sản xuất với doanh thu năm 2010 tăng gấp 33 lần so với năm 2007.

Nguyên nhân dẫn đến những khoản lỗ khổng lồ này là do công ty đã nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của công ty mẹ hoặc từ các chi nhánh của công ty mẹ với giá cao hơn rất nhiều so với giá mà các DN cùng ngành nghề nhập về. Tuy nhiên sản phẩm (môtơ điện các loại) xuất bán cho công ty mẹ hoặc giao hàng cho các công ty khác theo chỉ định của công ty mẹ bình quân trong các năm từ 2007-2010 đều thấp hơn giá thị trường 10-15%.

Từ thực tế, Cục Thuế Bình Dương đã thu thập, đối chiếu thông tin..., cuối cùng DN này đã đồng ý xác định lại giá bán sản phẩm của công ty cho công ty mẹ theo giá thị trường. Từ chỗ lỗ lũy kế hơn 55 tỉ đồng, công ty đã có lãi hơn 88 tỉ đồng.

Một DN khác là Công ty TNHH Myung Jin Vina chuyên sản xuất, gia công linh kiện ôtô tại KCN Mỹ Phước 3, Bến Cát, Bình Dương cũng sử dụng chiêu giao dịch liên kết nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Cụ thể Myung Jin Vina chủ yếu mua nguyên liệu đầu vào từ công ty mẹ là Tập đoàn Myung Jin Tec ở Hàn Quốc, sau đó bán lại toàn bộ thành phẩm cho một đơn vị khác trong cùng tập đoàn là Công ty TNHH DJV, cùng đóng trụ sở tại KCN Mỹ Phước 3, với giá thấp hơn giá thị trường.

Sau khi làm việc với cơ quan thuế Bình Dương, phía DN đã điều chỉnh mức giá và giảm lỗ cho công ty năm 2008 là hơn 3,6 tỉ đồng. Qua hai năm 2008-2009, công ty đã điều chỉnh giảm giá vốn 3,4 tỉ đồng, điều chỉnh tăng doanh thu 5,9 tỉ đồng. Từ đó ra quyết định thu hồi thuế, phạt vi phạm với số tiền hơn 456 triệu đồng.

Cũng sử dụng chiêu này, Công ty TNHH Ngũ Kim Chính Nguyên có trụ sở tại Tân Uyên, Bình Dương, chuyên sản xuất các sản phẩm máy tính, phụ tùng xe hơi, xe gắn máy, cửa nhôm, cửa thép... cũng có kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục trong năm 2006-2007.

Qua làm việc đồng thời căn cứ vào bảng kê chi tiết giá bán ra trong nước và xuất khẩu năm 2006-2007 do Công ty TNHH Ngũ Kim Chính Nguyên Việt Nam cung cấp, cơ quan thuế nhận thấy giá công ty bán cho công ty có quan hệ liên kết (Công ty Li Feng International Limited) luôn thấp hơn giá sản phẩm cùng loại công ty bán ra tiêu thụ thị trường nội địa. Từ đó buộc DN phải xác định lại giá bán theo giá thị trường dẫn đến kết quả kinh doanh có lãi, làm phát sinh thuế thu nhập DN.

Hai dạng giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI nhằm triệt tiêu lợi nhuận tại VN - Dữ liệu : A.Hồng - Đồ họa: V.Cường - Ảnh: T.V.N.

Không thừa nhận... lãi

Lãnh đạo Cục Thuế Bình Dương cho biết qua thu thập, đối chiếu thông tin, nơi này đã xác định “chiêu” lách thuế của DN là ký hợp đồng mua bán khép kín với công ty mẹ tại nước ngoài, hoặc thực hiện mua bán lòng vòng với các công ty trong cùng một nhóm. Từ đó các khoản lợi nhuận được biến thành các khoản lỗ nhằm trốn thuế.

Ông Trương Cao Nghĩa, trưởng phòng thanh tra thuế số 3 Cục Thuế Bình Dương, cho rằng cái khó của cơ quan thuế ở chỗ các DN hoàn toàn chủ động và có nhiều lý do để biện minh hành động của mình.

Ông Huỳnh Công Lý, kế toán trưởng Công ty TNHH Sung Shin Vina, cho rằng mặt hàng mà DN nhập nguyên liệu cũng như sản xuất là mặt hàng đặc thù, không có mặt hàng tương tự để so sánh. Do vậy DN khá băn khoăn khi cơ quan thuế áp mức giá thị trường để xác định lại doanh thu. “Mặt khác, do còn được miễn thuế nên chúng tôi chưa làm quy củ lắm, năm nay sẽ làm chi tiết hơn” - ông Lý nói.

Ông kiến nghị cần có nguồn dữ liệu về giá rõ ràng hơn bởi rất nhiều DN sản xuất mặt hàng đặc thù để tính thuế. Còn hiện nay “cơ quan thuế tính sao chúng tôi nghe vậy chứ chưa có thời gian để... đi hỏi lại cho kỹ”.

Tương tự, bà Ngô Thị Yên Hoài, kế toán trưởng Công ty TNHH Myung Jin Vina, giải thích công ty sản xuất một bộ phận nhỏ của hộp số xe hơi. Đây là những nguyên liệu đặc thù nên tìm một mặt hàng để đối chiếu ở Việt Nam rất khó.

Theo bà, Cục Thuế Bình Dương cho rằng giá nhập về của công ty là quá cao nhưng công ty cung cấp đầy đủ hóa đơn thì cơ quan thuế không chấp nhận. “Cơ quan thuế cứ nói công ty chúng tôi kê khai mua cao bán thấp nên dẫn đến số liệu lỗ” - bà Hoài nói.

Trả lời câu hỏi “Vì sao DN thấy lỗ mà vẫn bán, vẫn mở rộng sản xuất?”, bà Hoài cho biết: “Có nhiều lý do từ công ty mẹ nên không biết hết. Nhưng cái gì cũng thế, bán cho công ty mẹ cũng phải ưu đãi hơn”.

Bà cũng cho rằng những năm đầu mới hoạt động chi phí rất cao, chưa ổn định nên phải có chi phí chạy thử nghiệm máy, vật phẩm dẫn đến giá thành cao. Năm 2010 công ty mới có lời thì cơ quan thuế lấy mốc làm chuẩn so sánh lại các năm trước, nên năm 2009 thay vì lỗ thì theo cách tính này công ty lại có lời.

Số lượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ và lãi trên địa bàn TP.HCM qua các năm - Đồ họa: V.Cường

Công khai việc nộp thuế

Hiện nay Cục Thuế Bình Dương đang quản lý 2.020 dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đăng ký hơn 14 tỉ USD, hơn 1.700 DN đang hoạt động. Thế nhưng từ năm 2006 đến nay cho thấy 50% DN FDI kinh doanh thua lỗ. Cục Thuế Bình Dương đã yêu cầu các DN kê khai thông tin giao dịch liên kết nhằm làm cơ sở xác lập danh sách các DN có dấu hiệu chuyển giá.

Tuy nhiên trong số 1.425 DN kê khai nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2010 chỉ có 253 DN kê khai thông tin giao dịch liên kết theo mẫu của cơ quan thuế.

Theo ông Lê Việt Dũng - phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Bình Dương, thực trạng khai báo lỗ để trốn thuế chắc chắn là có, có điều chỉ tận mặt, bắt tận tay là không dễ. Ông cũng cho rằng đây là một vấn đề phức tạp mà nếu chỉ đứng ở góc độ của địa phương rất khó giải quyết.

Ông Võ Thanh Bình, cục phó Cục Thuế Bình Dương, thừa nhận khoảng 700 DN FDI tại địa bàn Bình Dương (tương đương 50%) báo lỗ. Trong đó nhiều DN lỗ 3-5 năm liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất. Đã có nhiều ý kiến cho rằng nên “lập ngân hàng dữ liệu về giá”, tuy nhiên cũng không đơn giản vì DN có nhiều lý lẽ. Chẳng hạn giá gia công một chiếc áo ở Malaysia là 10 đồng mà cũng với công đoạn đó ở Việt Nam giá chỉ 7 đồng. DN viện cớ vào một vài chi tiết khác nhau như: một đường chỉ, hai đường chỉ..., trong khi chúng ta lại không có áo ở Malaysia để đối chiếu.

“Phải có giải pháp căn cơ từ tầm vĩ mô như thỏa thuận trước với nhà đầu tư về mức lợi nhuận theo kế hoạch hoặc mức giá ngay khi cam kết đầu tư” - ông Bình nói.

Ông Trương Cao Nghĩa cho rằng từ những kết quả ban đầu đã phần nào đánh động đến các DN FDI khác trên địa bàn. Trong điều kiện chưa thể quản lý hết mọi dữ liệu như hiện nay, cơ quan thuế chủ yếu vận động để DN thấy được vấn đề, từ đó tác động đến nhận thức của DN về nghĩa vụ thuế.

Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - thứ trưởng Bộ Tài chính, công tác chống chuyển giá bước đầu đã đạt được kết quả tích cực, nhất là tại các cục thuế địa phương như Lâm Đồng, Bình Dương, TP.HCM... Đến nay có khoảng 20 địa phương đã có những thành công bước đầu trong công tác chống chuyển giá. Qua kiểm tra tại gần 500 DN FDI báo lỗ trên cả nước, kết quả đã giảm lỗ trên 3.600 tỉ đồng, tăng thu ngân sách khoảng 1.200 tỉ đồng.

ÁNH HỒNG - ANH THOA

Ông Colin Clavey (chuyên gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD):

Phải xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn

Với các quy định chuyển giá cho lãi tiền vay từ DN ở nước ngoài cho DN ở VN (ví dụ khoản vay của công ty mẹ ở Mỹ cấp cho công ty ở VN): thứ nhất, các quy định về chuyển giá phải quản lý được mức lãi suất của khoản vay đó, do đó nếu lãi suất ghi trong hợp đồng cao hơn lãi suất trên thị trường thì cơ quan quản lý có quyền áp dụng lãi suất thị trường khi tính thuế.

Ngoài ra, để xác định có hay không có chuyển giá thì có thể cân nhắc hành vi của DN. Ví dụ: nếu DN cứ triền miên khai lỗ sau cả chục năm hoạt động thì có thể xem xét các giao dịch giữa họ và một bên không liên kết xem họ có tiến hành các thương thảo để giảm giá hay cứ ký hợp đồng bình thường và chịu lỗ.

Theo kinh nghiệm của tôi, để thực thi quy định chuyển giá, chúng ta cần có đội ngũ chuyên gia chuyên sâu để có thể tư vấn cho các chuyên viên là người trực tiếp tiến hành thẩm tra việc chuyển giá ở các DN.

H.GIANG ghi


Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

“Chiếm phố Wall” - hồi hộp chờ màn đấu quyết định

Ngân hàng lớn “đồng thuận” hưởng lợi

Tỷ giá USD tiếp tục tăng


Tỷ giá USD tiếp tục tăng